Nhà lắp ghép dân dụng: Ưu nhược điểm cần biết?
Nhà lắp ghép dân dụng sử dụng các tấm vật liệu nhẹ công nghệ cao để lắp ghép, nền...
Nhà lắp ghép dân dụng sử dụng các tấm vật liệu nhẹ công nghệ cao để lắp ghép, nền móng được xây đơn giản, thời gian thi công nhanh và chi phí rẻ hơn nhà xây. Tuy nhiên, kiểu nhà thịnh hành ở các tỉnh miền Nam, miền Tây hơn là miền Bắc, nên nhiều người thường thắc mắc về kết cấu, ưu nhược điểm và đặt ra câu hỏi có nên sử dụng nhà lắp ghép dân dụng không? Bài viết dưới đây, IDC sẽ giải đáp cho quý vị những câu hỏi trên.
Đôi nét về lịch sử nhà lắp ghép
Mô hình nhà lắp ghép xuất hiện lần đầu tiên và năm 1624 ở vùng đất Ann Cape (thuộc địa của Anh). Sau đó, nhà lắp ghép được phát triển ở nhiều nước với mẫu nhà, phong cách và chất liệu khác nhau. Kiểu nhà này đặc biệt được ưu chuộng tại Anh, Mỹ, Úc, Hàn, Nhật… Dù mới du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm nay, nhưng nhà lắp ghép được ứng dụng khá đa đạng trong ngành xây dựng như nhà trọ, nhà điều hành, nhà xưởng, văn phòng, nhà sạch – kho lạnh. Để có quyết định nên làm nhà lắp ghép dân dụng không, bạn cần hiểu ưu nhược điểm của nhà lắp ghép.
Hiều về nhà lắp ghép
Nhà lắp ghép hay còn gọi là nhà tiền chế, nhà khung thép, nhà di động. Chúng được lắp ráp từ các modun gồm có: cấu kiện thép nhẹ làm khung nhà, các tấm panel cách nhiệt, cách âm tốt, thân thiện môi trường.
Cụ thể, nhà lắp ghép nói chung thường có các bộ phận cơ bản sau: Bộ khung bằng thép (khung cột, vì kèo, xà gồ làm bằng thép), nền móng, tấm bao che và vách ngăn, tấm mái lợp, cửa đi và cửa sổ. Bên cạnh đó, tùy theo nhu cầu của khách hàng, chúng tôi cũng có thể bố trí thêm điện nước, hệ thống thải, nhà vệ sinh, bếp, gác lửng…
Vậy xây nhà ở lắp ghép có ưu điểm và nhược điểm gì so với phương pháp truyền thống hiện nay?
Thi công nhanh
Thời gian để thi công nhà lắp ghép thường chỉ tính bằng ngày và tuần tùy vào diện tích sàn (có thể là 3-4 ngày, hoặc 4-6 tuần). So với nhà truyền thống, thời gian để xây nhà lắp ghép chỉ mất 1/10 thời gian xây truyền thống.
Chống nóng tốt
Các vật liệu dùng làm nhà lắp ghép thường là các vật liệu nhẹ, công nghệ mới có khả năng cách nhiệt tốt, giúp giảm chi phí làm mát vào mùa hè, và tiết kiệm năng lượng điện làm mát.
Bảo vệ môi trường
Nếu quá trình xây nhà truyền thống sinh ra rất nhiều bụi bẩn và rác thải cho môi trường thì nhà lắp ghép lại gần như không có bụi bẩn và rác thải.
Tính linh động cao
Nhà lắp ghép có thể tháo lắp và di chuyển dễ dàng. Có thể tái sử dụng vật liệu để thi công ngôi nhà khác. Đây chính là điểm khác biệt của nhà lắp ghép so với nhà xây. Tùy từng loại vật liệu mà nhà lắp ghép có thể di chuyển bao nhiêu lần. Ví dụ, nhà tôn xốp tôn có thể di chuyển từ 3-5 lần.
Có thể xây dựng trên nền đất yếu, hiểm trở
Đối với các nền đất yếu hay hiểm trở như đồi núi, mặt hồ, thung lũng, nhà lắp ghép dễ dàng thi công hơn nhà truyền thống.
Chi phí xây dựng mềm hơn nhiều
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhà lắp ghép có chi phí thấp hơn như nền móng đơn giản, thời gian thi công nhanh, giảm chi phí nhân công, số lượng vật liệu được tính chính xác, ko phát sinh trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, nhà lắp ghép dân dụng cũng có một vài điểm hạn chế so với nhà truyền thống:
– Tuổi thọ: Tuổi thọ nhà lắp ghép phụ thuộc vào vật liệu sử dụng. Nếu là nhà tôn xốp tôn có có tuổi thọ từ 20-30 năm, bông thủy tinh có tuổi thọ từ 25 – 35 năm, bê tông nhẹ là 50 năm.
– Một số nhà lắp ghép tôn xốp hoặc bông thủy tinh thường chỉ xây dựng đến tầng thứ 3.